Bởi đường phèn thường ở dạng rắn, cứng và cục lớn. Nếu cho trực tiếp vào đồ ăn và thức uống chúng sẽ lâu tan, làm tốn thời gian chúng ta. Phải chờ đợi và xác định độ ngọt mong muốn không chuẩn. Để khắc phục những tình huống này nhanh chong và tiện lợi. Chúng ta thực hiện bằng cách nấu nước đường phèn đựng sẵn ở bình ở lọ, để khi cần nêm mến hay pha nước cam. Chanh. Uống cùng sữa hạt, rau má, đậu xanh được nhanh gọn lẹ.
Với cách nấu nước đường như vậy. Nước đường sẽ đậm đà thơm ngon, hơn là cho đường trực tiếp vào sử dụng đấy. Cách nấu nước đường đơn giản nhưng nếu không biết chừng, hay chưa quen chúng ra có thể sẽ gặp phải những tình huống sau:
- Nước đường đông (kết tủa) lại sau khi nguội.
- Hoặc dẻo quẹo như mạch nha, như đường non.
- Hoặc nước đường nổi ván và có vị chua.
- Hoặc già lửa quá dẫn đến có màu đậm, thậm chí có vị đắng.
Những gì mình chia sẽ hôm nay các bạn có thể áp dụng cho cách nấu nước đường gừng, cách nấu nước đường cát, cách nhấu nước đường pha trà tắc ….vì về cơ bản sẽ có nguyên tắc chung:
Nguyên liệu chúng ta cần chuẩn bị như sau:
- Đường: có thể là đường cát trắng hoặc đường phèn hoặc đường cát vàng…… Nhưng trong số đó đường phèn, sẽ cho chúng ta nước siro ngon nhất. Bởi vị đường ngọt thanh, độ ngọt nhẹ và lượng calo thấp của chúng.
- Vắt lấy nước cốt, bỏ hạt. Mục đích chúng ta sử dụng chanh là để cho đường không bị kết tủa lại khi nguội.
Các bước về cách nấu nước đường:
- Cho đường, nước , chanh vào cùng một lượt. Nhớ cho chanh vào cùng luôn nhé, đừng nói để đấy lát cho, vì đã có rất nhiều Bạn quên rồi.
- Đối với đường phèn: với 1kg đường bạn kết hợp cùng 0,5 lít nước hoặc hơn. Đường cát trắng hoặc đường cát vàng thì bạn cho ít nước hơn vì 2 loại đường này nhanh tan hơn đường phèn nhé.
Và nếu như bạn có cho nhiều nước hơn chút, hoặc ít nước hơn chút cũng không sao. Vì nhiều nước hơn, ra nước đường nó loãng, còn ít nước hơn chút ra nước đường nó đậm đà hơn vậy thôi.
Thêm một bí quyết để nước siro đường bạn nấu ra được đậm đà hơn. Đó là cho vào đấy vài hạt muối. Nước đường sẽ đậm vị nhờ việc cho muối thêm vào. Khi uống nước mía người ta hay cho vào đấy tí muối. Hay ăn trái cây bạn thấy mọi người hay chấm muối. Như trái dưa hấu nó ngọt rồi mà nhiều người vẫn thích chấm muối. Vì nó làm cho đậm đà hơn. Sẽ ngon hơn, ăn và uống sẽ thích hơn.
- Hạn chế lấy đũa hoặc muỗng quậy. Vì quậy nhiều. Sau này khi đường nguội chúng dễ bị kết tủa (đông cứng).
- Nấu khi đường đã tan hết bạn phải nấu thêm khoảng 2-3 phút nữa rồi hãy tắt bếp. Đừng tắt bếp vội khi đường vừa tan hết. Vì như thế độ tới của đường nó chưa tới hẳn, sẽ khó cho việc bảo quản sau này. Nước đường dễ bị chua và nổi váng.
Cách sử dụng và bảo quản siro nước đường:
- Khi nấu nước đường xong, đủ nguội. Bạn cho vào chai, lọ hoặc hủ. Bảo quản ở nơi thoáng mát hoặc ngăn mát tủ lạnh điều được.
Khi cần nêm nếm trong nấu ăn cả món chay và món mặn, làm các loại nước sốt, nước Chấm chúng ta đem ra sử dụng.
Hoặc pha nước cam, nước chanh hoặc uống các loại sữa hạt. Cực kỳ tiện lợi mà còn ngon nữa.
Cách nấu nước đường này mà pha nước cam cho các con uống là tụi nhỏ nó ghiền luôn. Vì uống nước cam, các con không giống như người lớn mình là nhiều khi không cần đường. Các con thường phải có vị ngọt ngọt thì chúng mới thích uống. Nhất là vào mùa nắng, mỗi ngày một cốc nước cam là nhất luôn.
Chúc các bạn sẽ nấu thành công món nước siro này nhé.
CÔNG TY CỔ PHẦN 3TFOOD
Điện Thoại: 0932.062.567 – Ms Lý
Email: [email protected]
https://www.facebook.com/DuongPhenQuangNgai3T/